
Tin vui nóng hổi cho những chiến sĩ đấu tranh chống Lật sử: CHỦ TỊCH NƯỚC CHỈ ĐẠO XEM XÉT PHONG ANH HÙNG CHO ĐẠI TÁ BÙI VĂN TÙNG
Cv số 955 của Văn phòng Chủ tịch nước v/v xem xét phong Anh hùng cho Đại tá Bùi Văn Tùng
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu, xem xét việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng.
Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Phạm Việt Tùng, nguyên phóng viên quay phim chiến trường chống Mỹ của Đài tiếng nói Việt Nam có gửi thư cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị một số nội dung liên quan đến Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203.
Liên quan đến việc này, Chủ tịch nước yêu cầu chuyển thư và toàn bộ tài liệu của ông Phạm Việt Tùng đến Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để nghiên cứu, xem xét cụ thể.
Đồng thời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Ban Thi đua - khen thưởng trung ương khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng.
Trước đó, Đạo diễn Phạm Việt Tùng được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tại Văn phòng Chủ tịch nước, khi ông đến gởi trình kiến nghị Chủ tịch nước xem xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) cho ông Bùi Văn Tùng - nguyên trung tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 – là người đã trực tiếp thảo lời đầu hàng cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn vào trưa 30.4.1975.
Trung tá Bùi Văn Tùng khi ấy (đến lúc nghỉ hưu ông mang quân hàm đại tá) cũng là người đã tuyên bố trên Đài phát thanh “đại diện lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng. Chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh – Tổng thống chính quyền Sài Gòn” vào trưa 30.4 cách đây 47 năm.
Đạo diễn Phạm Việt Tùng - đạo diễn các phim tài liệu lịch sử, điều tra liên quan đến sự kiện lịch sử ngày 30.4.1975 tại Dinh Độc lập của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho biết, ông vừa được lãnh đạo Vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chủ tịch nước thông báo cơ quan này đang lập hồ sơ trình Chủ tịch nước xem xét nội dung kiến nghị của ông về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho ông Bùi Văn Tùng.
Đây, bộ phim tài liệu quý do Nhà báo Phạm Việt Tùng (Đài PTTH Hà Nội) làm đạo diễn, thực hiện năm 1996 dưới sự chỉ đạo của ba vị Tổng Giám đốc Đài PTTH Hà Nội, Hải Hưng và Hà Tây:
NGÀY 3O/4/1975 XE TĂNG 390 VÀO DINH ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN
Đó là bản kiến nghị của đạo diễn Phạm Việt Tùng mà ông cùng một nữ đồng nghiệp biên kịch phim Chuyện thật trưa 30.4.1975 đã đến Văn phòng Chủ tịch nước để gởi trình lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 4.4.2022.
Đạo diễn Phạm Việt Tùng đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp, lắng nghe kiến nghị của ông và chỉ đạo cho lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận đơn kiến nghị đó để xem xét, trình Chủ tịch nước.
Trong đó, đạo diễn Phạm Việt Tùng có nêu kiến nghị Chủ tịch nước chỉ đạo “xét thành tích cống hiến qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của đại tá (1975 là trung tá - PV) – Chính ủy Bùi Văn Tùng, xét tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho ông Bùi Văn Tùng”.
Cũng theo bản kiến nghị đã trình Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đạo diễn Phạm Việt Tùng còn nêu các căn cứ để ông đề nghị xem xét phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho ông Bùi Văn Tùng. Đó là trong bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam bộ kháng chiến chỉ đạo thực hiện, theo quyết định của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã xuất bản năm 2010, 2011), có ghi chép rõ ràng: Người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc phát đi trên Đài phát thanh là trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203; người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn cũng là trung tá Bùi Văn Tùng.
Sự thật đó, cũng theo bản kiến nghị của đạo diễn Phạm Việt Tùng, hoàn toàn trùng khớp với nội dung các cuốn sử ký và tài liệu khác đã xuất bản trước và các chứng cứ trong bộ phim tài liệu điều tra “Chuyện thật trưa 30.4.1975” do Đài Tiếng nói Việt Nam sản xuất. Đó là bộ phim đã được trình chiếu trên Đài truyền hình VTC – Đài Tiếng nói Việt Nam, tháng 4.2021 và đã được chọn vào vòng chung khảo và trình chiếu tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII, tại Thừa Thiên Huế, tháng 11.2021.
Trong bản kiến nghị trình Chủ tịch nước, đạo diễn Phạm Việt Tùng còn trình bày: “Mặc dù ông Bùi Văn Tùng không màng danh lợi nhưng việc xét tặng danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước cho cống hiến vệ quốc của ông Bùi Văn Tùng sẽ thể hiện sự quan tâm công bằng (như đã trao danh hiệu đó cho ông Bùi Quang Thận, ông Phạm Xuân Thệ); đem lại niềm tin cho các thế hệ yêu nước, cũng như các cựu chiến binh”.
Hoàng Minh Tâm
- Vì sao “Thanh Hải Vô Thượng Sư” không được chấp nhận ở Việt Nam ?
- NỤ CƯỜI ĐÓ CÓ LÀM AI XAO XUYÊN
- Thời báo New York thừa nhận sự thật về cuộc đảo chính Haiti
- Kết cục cho những vị mục tử tha hóa, biến chất
- “CHÂN TU” HAY TU HÚ ?
- GÁNH XIẾC RONG NỒI CƠM ĐIỆN : AI LÀ TRÙM CUỐI?
- TÚ TU VÀ TIỀN BẠC
- TÌNH YÊU TUYỆT ĐẸP TRONG THỜI CHIẾN CỦA NỮ LÁI XE TRƯỜNG SƠN VÀ CHÀNG CÔNG BINH
- BỊ BỎ RƠI, THẰNG MẶT CHÓ, THẰNG MẶT KHỈ
- HẸN HÒ YÊU THƯƠNG TUỔI 70
- Báo Shūkan Gendai (Nhật Bản): TẠI SAO CHÂU ÂU LẠI CỐ GẮNG HÙ DOẠ MỌI NGƯỜI VỀ ‘CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NGA’?
- TRÒ CHƠI CỦA NGHIỆP ĐẾN VỚI GÁNH XIẾC RONG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét