Nhìn lại ĐỖ HÙNG (BÁO THANH NIÊN) MẤT DẠY VỚI TỔ QUỐC
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024
Đó là nhận xét khá chính xác của bà Beo Hồng dành cho Đỗ Hùng- Phó Tổng thư ký Báo Thanh niên. Tại sao bà Beo Hồng lại “nặng lời” với Đỗ Hùng như vậy? Bài viết của chúng tôi dưới đây xin được phần nào giải thích.
*********
Đỗ Hùng- Phó Tổng thư ký báo Thanh niên
Hôm nay, ngày 5/3/2014. Cách đây 35 năm, sau khi hùng hổ tiến vào nước ta tại khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và bị chặn đánh tơi bời, ngày 5./3/1979, Đặng Tiểu Bình đã buộc phải ra lệnh thu quân.
Chiến tranh Biên giới Phía Bắc 1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, tiêu biểu là trận đánh 12 ngày đêm bên bờ sông Kỳ Cùng, đường 1B vào thị xã Lạng Sơn. Những chiến sĩ sư đoàn 337 chính là những người đã trực tiếp cầm súng đánh trả hơn 50 cuộc tiến công của quân TQ vào tuyến phòng thủ của ta dọc 2 bên sông...
Cầu phao Khánh Khê (Hình chụp tháng 3/1979)
Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm đó, sư 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 - 5.3.1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại.
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của sư 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng...
Sau chiến tranh, để ghi nhớ công ơn các liệt sĩ đã ngã xuống, một tấm bia chiến thắng đã được xây dựng ngay đầu cầu Khánh Khê.
Đất nước bước vào thời kỳ xây dựng. Lạng Sơn nói chung cũng như xã Khánh Khê (huyện Văn Quan), xã Bình Trung (huyện Cao Lộc) kế bên cũng cần những công trình mới. Từ năm 1986 UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án thủy điện Khánh Khê tại ngay khu vực đầu cầu Khánh Khê. Theo thiết kê, tấm bia chiến thắng sẽ phải nằm giữa lòng hồ thủy điện. Theo dự kiến, công trình này khởi công quý III/2007 và hoàn thành, phát điện vào quý IV/2008 (Tiếc rằng, do những trục trặc về nguồn vốn nên Nhà đầu tư là Cty Cổ phần Đầu tư Hợp Xuân đã không hoàn thành công trình thủy điện này đúng tiến độ).
Bia Chiến thắng ngay đầu cầu Khánh Khê cũ (Hình chụp tháng 2/2011)
Bia chiến thắng cũ chụp tháng 2/2011- Ảnh Trường Sơn

Cầu Khánh Khê mới
Vì lý do Bia Chiến thắng nằm trong lòng hồ nên tỉnh Lạng Sơn cùng với Ban Lãnh đạo Sư đoàn 337, nay là Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) đã bắt tay vào khảo sát, tìm địa điểm mới để xây dựng Bia Chiến thắng mới, thay thế cho Bia cũ. Địa điểm mới được chọn là vị trí cao ráo tại bản Pa Pách (xã Bình Trung, huyện Cao Lộc) cách vị trí bia cũ 500 mét. Nhà bia có diện tích trên 60 m2 nằm trong khuôn viên hơn 200 m2 với tổng giá trị gần 600 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Sư đoàn 337 và sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu I.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ, ngày 27/7/2012 quân dân tỉnh Lạng Sơn và Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 đã long trọng tổ chức Khánh thành Nhà Bia chiến thắng mới.
Trước đó, ngày 5/2/2011, báo Thanh niên đăng bài Lạng Sơn, những ngày tháng hai. Trong bài này, Thanh niên đăng tấm hình của tác giả Trường Sơn với chú thích “Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Ảnh: Trường Sơn”.
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Ảnh: Trường Sơn
Là Phó Tổng thư ký Báo Thanh niên, khi biên tập, duyệt đăng bài này, nhìn đất đá cùng các vật liệu xây dựng ngổn ngang, đương nhiên Đỗ Hùng phải biết tấm hình này nằm ở vị trí nào. Đương nhiên, Đỗ Hùng phải được tác giả báo cáo, rằng nếu Dự án thủy điện Khánh Khê được dây dựng đúng tiến độ thì tấm bia này đã chìm sâu trong nước từ trước đó 3 năm, vào năm 2008; rằng thay thế tấm bia này là một Nhà bia đang được xây dựng cách đó có 500 m với quy mô hoành tráng hơn….
Lờ đi những thông tin trên, trong 1 entry với tiêu đề “Khiếp nhược” trên blog Mr Do của mình, Đỗ Hùng đã ngang nhiên xuyên tạc, bịa đặt: “Từ “Trung Quốc” đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ “xâm lược” cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời“. (Ở TP.HCM, tôi thấy những tấm bia ghi chiến tích đánh Mỹ đặt trước Lãnh sứ quán Mỹ, khách sạn Park Hyatt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt).”
Ngay lập tức, entry của Đỗ Hùng loang sang hầu hết các blog của các “nhà zân trủ”. Sang blog Quê choa của Nguyễn Quang Lập, nó được thêm chút “mắm muối” trở thành bài “Ai đục bỏ lòngyêu nước”. “Nhà zân trủ” này sướt mướt: “Từng là người lính nhập ngũ trong thời kì “Chống Trung Quốc xâm lược”, tui rất cảm động. Nhiều đoạn rưng rưng nước mắt.
Đến khi nhìn thấy bức ảnh:”Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê” thì sững sờ, rực lên một nỗi đắng cay.”
Bài viết Ai đục bỏ lòng yêu nước? này của NQL lập tức được bay sang trang chính thức của Việt Tân. Để rồi suốt 4 năm qua, tấm hình với lời bình xuyên tạc có dụng ý của Đỗ Hùng như một “minh chứng” cho việc chính quyền VN hiện tại nhu nhược, khiếp sợ trước TQ mà các thế lực thù địch luôn sử dụng trên fb, trên khắp các diễn đàn mỗi dịp tháng 2 về…
Nhưng nếu như chỉ có một lần như vậy thì chắc bà Beo Hồng cùng mọi người không nỡ khắt khe đánh giá Đỗ Hùng là kẻ “mất dạy với Tổ quốc”. Với anh ta, cộng đồng cư dân mạng đã có rất nhiều phản ánh. Dịp đầu năm ngoái, Google.tienlang cũng từng có nhắc nhở anh ta tại bài "HẢI CHIẾN HOÀNG SA"- SỰ BẤT TÀI VÀ HÈN NHÁT CỦA CẤP CHỈ HUY VNCH.
Quá trình tha hóa của Đỗ Hùng, blogger Đôi mắt đã tập hợp khá đầy đủ tại bài: “Phó TTK báo Thanh Niên Online hay ngôi sao "rận chủ" Mr. Đỗ”, mời bạn đọc tìm hiểu.
Lê Hương Lan
Bài liên quan
- Về chữ "Thầy" trong hiện tượng Thích Minh Tuệ
- BỨC ẢNH ĐANG GÂY NHIỀU TRANH CÃI NHẤT LÚC NÀY
- Thân thế đáng ngờ của ‘Hộ pháp Kim Cang’ đi theo ‘thầy Thích Minh Tuệ’, lật tẩy mục đích thật sự
- Những thủ đoạn chính của VŨ THẾ KHÔI và các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề Dân tộc chống phá Cách mạng Việt Nam hiện nay
- Vụ nổ trên cầu Crimea cho thấy lằn ranh đỏ của Nga đã bị vượt qua
- EU - Mỹ bất ngờ cắt nguồn cung vũ khí cho Ukraine, vì đâu?
- KHÔNG PHẢI CỨ CẦM MÁY ẢNH, GÕ PHÍM SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN!
- Cảnh giác chiêu trò của những chuyến du lịch 0 đồng
- Chuyện về anh hùng Nguyễn Đình Tiết
- Tìm hiểu về Biển, Đảo Việt Nam
- “Trò lố” của những kẻ khóc thuê, khóc mướn
- Tỷ phú từng giàu top 4 tại Trung Quốc bị nhân viên vây đánh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét