SỬA ĐỔI VIỆC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2025
SỬA ĐỔI VIỆC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Bộ Tư Pháp Việt Nam, cơ quan soạn thảo dự án luật sửa đổi, vừa đề nghị “nới lỏng” điều kiện nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm “thu hút nguồn nhân lực phẩm chất cao, phục vụ sự phát triển của đất nước.” Báo chí truyền thông trong nước hôm 9 Tháng Tư đồng loạt loan tin, bộ tư pháp vừa đề nghị chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc Tịch Việt Nam, tập trung vào việc “nới lỏng” các điều kiện nhập tịch.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng mở rộng đáng kể các trường hợp được miễn các điều kiện khắt khe về ngôn ngữ, thời gian thường trú “tối thiểu năm năm” và khả năng “bảo đảm cuộc sống.” Ưu đãi này được đề nghị áp dụng cho những người thuộc một trong các trường hợp: có cha, mẹ hoặc ông bà nội, ngoại là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho nhà nước.
Một thay đổi quan trọng khác trong dự thảo luật là việc bỏ quy định về trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời giữ quốc tịch ngoại quốc chỉ cần đáp ứng hai điều kiện. “Điều kiện tiên quyết cho phép giữ hai quốc tịch là phải phù hợp với pháp luật của quốc gia mà người đó mang quốc tịch và không gây phương hại đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, cũng như không xâm hại đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.”
Giải thích cho đề nghị này, Bộ Tư Pháp cho rằng sự thay đổi chính sách quốc tịch của nhiều quốc gia trên thế giới, cho phép công dân mang hai quốc tịch, đã thúc đẩy nhiều người Việt Nam từng thôi quốc tịch để nhập tịch ngoại quốc “bày tỏ mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.” Bộ Tư Pháp cũng đề nghị bãi bỏ nhiều điều kiện đối với người đã mất quốc tịch Việt Nam có nguyện vọng xin trở lại.
Theo quy định hiện hành, người đã mất quốc tịch Việt Nam muốn xin trở lại phải thuộc một trong sáu trường hợp. Đó là: xin hồi hương về Việt Nam, có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam, có công lao đặc biệt đóng góp cho nhà nước, thực hiện đầu tư tại Việt Nam, đã thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Tuy nhiên, dự thảo mới đã bãi bỏ toàn bộ các điều kiện trên. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam khi có đơn xin trở lại đều có thể được cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt. Theo báo Thanh Niên, cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại hiện có khoảng 6 triệu người, sinh sống tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, hơn 229,000 người bỏ quốc tịch Việt Nam.
Trong khi đó, tính đến Tháng Ba vừa qua, có 311 được cho trở lại quốc tịch Việt Nam và 7,014 trường hợp cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Bài liên quan
- LIÊN HỢP QUỐC CÓ TỐT ĐẸP NHƯ TA VẪN TƯỞNG?
- Nguy cơ tiến gần hơn đến “chiến tranh” với hậu quả nghiêm trọng tại Biển Đông
- NGA CÓ THẬT SỰ MẤT UY TÍN TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ?
- KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG ĐẾN VIỆT NAM🇻🇳
- PHÊ PHÁN NHẬN THỨC SAI LỆCH VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
- Ủy ban Bảo vệ Nhà báo và những “con rối” đứt dây
- Hành trình trượt dốc của “nhà báo” Mai Phan Lợi
- CPJ: Tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật!
- Vì sao zân chửi lại đặc biệt quan tâm vụ Mai Phan Lợi?
- TẠI SAO PHƯƠNG TÂY LUÔN CĂM GHÉT NƯỚC NGA?
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ
- Giám đốc Công an Đà Nẵng chỉ đạo làm rõ các logo có dấu hiệu quảng cáo đánh bạc trên áo người dân
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét